Site icon Blog Dương Trạng

Với việc soạn bài “Âm mưu và tình yêu” từ trang 129 đến trang 133 và 134 trong sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo, sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và từ đó soạn văn 11.

Soạn bài “Âm mưu và tình yêu” – Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính:

“Âm mưu và tình yêu” là một tác phẩm tố cáo mạnh mẽ về chế độ phong kiến của tác giả Sile. Xung đột trong vở kịch được xây dựng dựa trên mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một cặp đôi trai tài, gái sắc và âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến và những quan lại.

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong đoạn vở, hãy liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn và xung đột trong kịch.

Bảng a:

Thứ tự hành động

Hành động của Luy-đơ

Hành động của ông bà Min-le

1

Luy-đơ: …

Nhạc công Min-le: …

Bảng b:

Thứ tự hành động

Hành động của Luy-đơ

Hành động của ông bà Min-le

1

Luy-đơ: …

Phéc-đi-năng: …

Tể tướng Van-te: …

Bọn tay chân của Tể tướng: …

Trả lời:

Bảng a:

Thứ tự hành động

Hành động của Luy-đơ

Hành động của ông bà Min-le

1

Hỏi thăm Van-te có tới không

Bà Min-le hỏi Luy-đơ về người được nhắc đến là ai.

Min-le buồn bã, cho rằng Luy-đơ đã quên được Van-te

2

Bày tỏ tâm tư, suy nghĩ trong lòng

Min-le thất vọng và ngồi xuống ghế

3

Lo lắng không biết Van-te đang ở đâu. Tranh cãi với cha, khẳng định rằng không thể quên Van-te

Min-le buồn bã, ôm mặt bằng hai tay, sẵn lòng hi sinh cả những ngày còn lại để Luy-đơ không gặp Thiếu tá nhưng lại không thể làm gì trước quyền thế.

4

Khẩn khấp cha mẹ hãy nghĩ đến Van-te

Bà Min-le vội đi trốn, không dám gặp Thiếu tá khi thấy Thiếu tá đến.

Bảng b:

Thứ tự hành động

Hành động của Phéc-đi-năng

Hành động của Tể tướng Van-te và bọn tay chân

1

Chạy lại đỡ Luy-đơ và cầu cứu nàng

Tể tướng Van-te: sai bọn tay sai, bắt Phéc-đi-năng tránh xa Luy-đơ

2

Giận dữ, đứng ngăn cản giữa Luy-đơ và bọn tay sai

Xin cha không làm hại Luy-đơ

Đe dọa, sai bọn tay sai để bắt Luy-đơ đi

3

Giận dữ, quát tháo bọn tay sai và thề đối đầu, đồng thời tiếp tục xin cha

Giận dữ, chửi mắng bọn tay sai và ra lệnh cho chúng tấn công

4

Chỉ trích hành động của tể tướng

Bảo binh lập tức đi

5

Tuyên bố sẽ đứng về phía Luy-đơ

Động cup và không quan tâm

6

Sử dụng thanh kiếm của mình để cầu cứu cha

Bảo binh lôi cả hai đi

7

Tuyên bố sẽ đâm thanh kiếm qua xác vợ

Khiêu khích Phéc-đi-năng

8

Xin chúa làm chứng và dọa uy hiếp tể tướng

Thả Luy-đơ

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2 có điểm khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te – Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là gì?

Trả lời:

– Chủ đề “Âm mưu và tình yêu” đã được thể hiện khác nhau trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2:

+ Hồi I – Cảnh 1: Chủ đề tập trung vào tình yêu mãnh liệt của Luy-đơ đối với người mà nàng yêu, nàng sẵn lòng vượt qua mọi rào cản, mọi lời cấm đoán từ cha mẹ. Trước những quyết định cấm đoán đều của cha mẹ, nàng đã chọn từ bỏ nhưng vẫn giữ lửa tình yêu trong lòng.

+ Hồi II – Cảnh 2: Phéc-đi-năng đứng lên để bảo vệ tình yêu của mình, sẵn lòng chết cùng nhau thay vì chấp nhận thỏa hiệp với cha.

– Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te – Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là sự ngăn cấm của người cha đối với tình yêu của con cái. Người cha cho rằng tình yêu này không tương xứng, không phù hợp với gia đình nên đã phản đối mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phúc-đi-năng Tể tướng Phôn Van-te. Nguyên nhân nào đã góp phần tạo ra sự xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này?

Trả lời:

– Nét tính cách nổi bật của Tể tướng Phôn Van-te:

+ Là một người tàn nhẫn, nóng tính, lạm dụng quyền lực và coi thường những người dưới vị trí, chức quyền thấp hơn mình.

+ Hành động và cử chỉ theo ý mình mà không quan tâm đến người khác.

– Nguyên nhân đã tạo ra sự xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này là sự ngăn cấm và khinh thường của người cha đối với tình yêu của con cái. Người cha sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để chống lại tình yêu giữa Phéc-đi-năng và Luy-đơ, khiến Phéc-đi-năng tức giận và sẵn sàng chống trả.

Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét về cách miêu tả, diễn biến tâm lý, ngôn ngữ đối thoại và cử chỉ hành động của Luy-đơ.

Trả lời:

– Cách miêu tả, diễn biến tâm lý, ngôn ngữ đối thoại và cử chỉ hành động của Luy-đơ là điểm sáng để phát triển toàn bộ vở kịch.

– Tác giả miêu tả Luy-đơ là một người yếu đuối, nhỏ bé, đến từ gia đình nhạc công nhưng lại đem lòng yêu con trai của tể tướng. Tình yêu bị ngăn cấm, Luy-đơ bỏ đi, nhưng con trai của tể tướng lại đứng lên chống lại, sẵn sàng đấu tranh, thậm chí hy sinh. Điều này đã giúp tác giả thành công trong việc khắc họa nhân vật trong tâm trí của người đọc, người nghe.

Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I- Cảnh 1 và/ Hồi II- Cảnh 2 (sự phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lý không, vì sao…)

Trả lời:

Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2:

– Hồi I – Cảnh 1: Nhân vật Luy-đơ và nhạc công Min-le có nhiều lời thoại và dài nhất vì đây là hai nhân vật chính trong Hồi I. Sự phân bố lời thoại như vậy là hoàn toàn hợp lý để tạo nên sự tấn công và truyền tải nội dung cần thiết.

– Hồi II – Cảnh 2: Nhân vật Tể tướng và Thiếu tá Phéc-đi-năng xuất hiện nhiều và liên tục nhưng lại có những câu thoại ngắn. Cách phân bố lời thoại này hoàn toàn hợp lý và giúp tạo ra sự hồi hộp, căng thẳng trong tình huống, làm leo thang mâu thuẫn kịch tình lên đến đỉnh cao và tăng cường sự kích thích cho người xem.

Câu 6 (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong văn bản trên, nhân vật nào có đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Bạn có căn cứ nào để kết luận như vậy?

Trả lời:

– Trong văn bản trên, nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng là nhân vật có đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch.

– Tình huống trong truyện cho thấy Phéc-đi-năng là người có nguồn gốc quý tộc, dũng cảm và nhiệt huyết, chống lại bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Nhân vật này sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình, thà chết cùng người yêu chứ không chịu khuất phục trước sự ngăn cấm của cha. Tình yêu đích thực đã tạo nên sức mạnh phi thường cho những con người yếu thế.

Câu 7 (trang 134 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong “Âm mưu và tình yêu”) thuộc thể loại bi kịch.

Trả lời:

– Trong văn bản trên, có một số dấu hiệu giúp nhận biết đây là một phần của thể loại bi kịch:

+ Bi kịch là một thể loại kịch tập trung vào xung đột mạnh mẽ giữa lý tưởng cao đẹp của con người và thực tế khốc liệt, dẫn đến thảm kịch hoặc cái chết của nhân vật.

+ Trong “Âm mưu và tình yêu”, bi kịch tập trung vào xung đột giữa lý tưởng cao đẹp của con người, đó là muốn được yêu và ở bên người mình yêu, với tình thế khốc liệt của thực tại: ngăn cản của người cha Tể tướng vì cho rằng tình yêu này là không tương xứng, không phù hợp.

+ Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự giết người mình yêu và sẵn lòng tự tử, hoặc đâm thanh kiếm vào mình chỉ để bảo vệ tình yêu chân thành của mình. Mặc dù phải đối mặt với bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng luôn sẵn sàng đấu tranh, đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền cuối cùng đã bị đánh bại chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn SALE Shopee tháng 9:

Exit mobile version