Site icon Blog Dương Trạng

AMD Crossfire là gì? Liệu công nghệ này có tiếp tục phát triển trong tương lai

Từ đó, danh sách các card đồ họa tương thích với công nghệ CrossFire đã gia tăng nhanh chóng. Nhưng khi triển khai thực tế, công nghệ này đã cho thấy những hạn chế nhất định. Cả hai công nghệ SLI và Crossfire không cho được hiệu năng xử lý gấp đôi khi chạy track track. Hãy cùng FPT Store tìm hiểu kỹ hơn về AMD Crossfire nhé!

AMD CrossFire là gì?

Công nghệ AMD CrossFire hoạt động theo cách tương tự như SLI Nvidia: nó ghép nối hai hay nhiều GPU để tăng khả năng xử lý của card đồ họa. Chỉ khác AMD CrossFire có thể sử dụng 2 card đồ họa bất kỳ có hỗ trợ CrossFire, còn SLl chỉ cho phép 2 card đồ họa giống nhau mới có thể kết nối.

Ví dụ: SLI bạn cần kết nối GeForce GTX 1080 với GeForce GTX 1080 và AMD Crossfire thì có thể kết nối Radeon RX 570 với Radeon RX 460.

Giải thích sơ lược cách hoạt động của AMD CrossFire

Dù chạy track track 2 hay nhiều card đồ họa, thì cách CrossFire hoạt động vẫn theo nguyên tắc chính – phụ. Một card đồ họa chính sẽ có vị trí xử lý hình ảnh đầu tiên, các card còn lại sẽ xử lý theo sau đó. Card đồ họa chính chịu trách nhiệm nhận thông tin từ card phụ để kết hợp chúng lại với nhau để kết xuất.

Có hai chế độ mà bạn thường nghe các nhà phát triển giới thiệu đó là: Kết xuất khung hình thay thế (AFR)Kết xuất khung hình chia tách (SFR) .

AFR sẽ chỉ định một card đồ họa là chính để tạo ra một khung hình và card đồ họa còn lại sẽ tạo ra khung hình tiếp theo. Trong cấu hình chạy track track 2 GPU như bên dưới hình bạn sẽ thấy GPU chính sẽ xử lý mọi khung hình lẻ trong khi GPU phụ sẽ hoạt động xử lý mọi khung hình chẵn.

Trên lý thuyết, với hoạt động trên sẽ làm cho hình ảnh hiển thị nhiều khung hình nhanh hơn và mượt mà hơn. Nhưng khi triển khai do các tốc độ kết nối của GPU trên mainboard và độ trễ, thường gặp hiện tượng Micro stuttering và thực tế là hiệu suất kém hơn so với một card đồ họa được tối ưu.

Micro stuttering là mô tả một khiếm khuyết chất lượng (màn hình hiển thị các hình ảnh bị giật, lag) vì trong quá trình xử lý có độ trễ giữa các khung hình do GPU hiển thị.

Với SFR hoạt động tương tự với AFR, cũng chia nhỏ khối lượng công việc giữa các GPU, nhưng khác về cách kết hợp. Nó phân nhiệm vụ mỗi GPU xử lý một phần đều các khung hình ảnh để hiển thị và sau đó dựa vào GPU chính để trộn các hình ảnh lại với nhau để hiển thị lên màn hình.

Liệu công nghệ Crossfire sẽ còn phát triển trong tương lai?

Mặc dù ý tưởng ban đầu là tăng gấp đôi, gấp ba hiệu suất khi kết hợp nhiều GPU, nhưng thực tế lại không như vậy. Từ cuối năm 2010, các dòng GPU của AMD được người tiêu dùng ít lựa chọn có thể là lý do này mà GPU AMD thời gian đó thực sự lép vế khi so với NVIDIA.

Cả hai hãng đều đang cải thiện và thay đổi công nghệ mới, nhưng vẫn có một mục đích chính là nâng cấp tốc độ xử lý đồ hoạ. Nvidia đưa ra NVLink còn AMD đang lặng lẽ ngừng các hoạt động phát triển Crossfire vào năm 2017 và dần chuyển sang tên gọi mới là Multi-GPU (hay mGPU).

Danh sách các thẻ tương thích CrossFire

Hiện nay, vẫn có nhiều người lựa chọn sử dụng giải pháp đa GPU nên FPT Store sẽ cung cấp một danh sách đầy đủ các card đồ hoạt tương thích với CrossFire để bạn tham khảo. Lưu ý có thể sử dụng 2 đến 4 card đồ hoạ khác nhau vì CrossFire có thể hỗ trợ kết hợp các card đồ họa không cùng dòng.

Radeon RX Vega 64

Radeon RX Vega 56

Radeon RX 590

Radeon RX 580

Radeon RX 570

Radeon RX 560

Radeon RX 480

Radeon RX 470

Radeon RX 460

Radeon R9 380X

Radeon R9 295X2

Radeon R9 290

Radeon R9 280X

Radeon R9 280

Radeon R9 270X

Radeon R9 270

Radeon R7 265

Radeon R7 260X

Radeon R7 260

Radeon R7 250X

Radeon R7 250

Radeon R7 240

Radeon HD 7970

Radeon HD 7950

Radeon HD 7870

Radeon HD 7850

Radeon HD 7770

Radeon HD 7750

Radeon HD 6990

Radeon HD 6970

Radeon HD 6950

Radeon HD 6870

Radeon HD 6850

Radeon HD 6790

Radeon HD 6770

Radeon HD 6750

Radeon HD 5970

Radeon HD 5870

Radeon HD 5850

Radeon HD 5830

Radeon HD 5770

Radeon HD 5750

Radeon HD 4870 X2

Radeon HD 4850 X2

Radeon HD 4890

Radeon HD 4870

Radeon HD 4850

Radeon HD 4830

Radeon HD 4770

Radeon HD 4670

Radeon HD 4650

Radeon HD 4550

Radeon HD 4350

Radeon HD 3870 X2

Radeon HD 3870

Radeon HD 3850 X2

Radeon HD 3850

Radeon HD 3650

Radeon HD 3470

Radeon HD 345

Trên là những thông tin về AMD Crossfire. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, giải đáp thắc mắc AMD CrossFire là gì và cácv vấn đề xung quanh nó. Nếu quan tâm về PC, bạn có thể ghé thăm FPT Store thường xuyên để xem nhiều thông tin hay nhé.

Xem thêm:

Cách chọn card màn hình phù hợp với mainboard và PC của bạn

Ivy Bridge là gì? Nhìn lại thế hệ chip Core i thứ ba của Intel

Lịch sử CPU máy tính: Hai thế kỷ đánh dấu bước tiến của thế giới

Exit mobile version