Site icon Blog Dương Trạng

Board of Management (BOM) là gì? Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BOM

Board of Management (BOM) là gì? Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BOM

Board of Management (BOM) là gì? Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BOM

Ủy ban điều hành (Board of Management) được biết đến là phòng ban chịu trách nhiệm điều hành và quản lý tổng thể hoạt động của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về BOM, hãy đọc bài viết dưới đây của Ms Uptalent nhé! NỘI DUNG: 1- BOM là gì? 2- Các thành viên trong BOM bao gồm ai? 2.1- CEO (Tổng giám đốc) 2.2- COO (Giám đốc vận hành) 2.3- CFO (Giám đốc tài chính) 2.4- CMO (Giám đốc marketing) 2.5- CIO (Giám đốc thông tin) 2.6- CCO (Giám đốc thương mại) 2.7- CLO (Giám đốc pháp lý) 3- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BOM 4- Tổng kết Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>>> Xem thêm: Việc làm CEO, Giám đốc lương nghìn đô

1- BOM là gì?

BOM hay Ủy ban điều hành là thuật ngữ chỉ đội ngũ quản lý cấp cao trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. BOM còn được gọi là Ban giám đốc.

Nhiệm vụ chính của BOM là điều hành, chỉ đạo các hoạt động hàng ngày cùng với việc quản lý doanh thu, lợi nhuận và sự phát triển của công ty.

Nhiều người thường nhầm lẫn BOM với BOD (Hội đồng quản trị). Tuy nhiên, hai phòng ban này có các trách nhiệm khác nhau. Tuyệt đối nhưng cùng nhằm mục tiêu phát triển tổng thể doanh nghiệp.

2- Các thành viên trong BOM bao gồm ai?

Ủy ban điều hành gồm nhiều vị trí quản lý cấp cao khác nhau. Trong đó, có những vị trí thông thường bạn thường thấy trong danh sách BOM như:

2.1- CEO (Tổng giám đốc)

CEO còn được gọi là Giám đốc điều hành. Đây là vị trí có quyền quản lý cao nhất trong Ủy ban điều hành.

Vai trò cụ thể của CEO phụ thuộc vào quyết định của HĐQT đối với chiến lược và kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, trách nhiệm chính của CEO là điều hành, duy trì hoạt động của công ty và báo cáo tình hình thực tế cho HĐQT.

Ở nhiều doanh nghiệp, CEO cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc đối nội. Tuy nhiên, một số công ty phân biệt rõ ràng hai vị trí này để đảm bảo tính độc lập và quyền hạn của từng vị trí.

2.2- COO (Giám đốc vận hành)

COO là vị trí Giám đốc vận hành. Trong doanh nghiệp, vị trí này có quyền lực không thua kém CEO.

Công việc của COO liên quan đến marketing, bán hàng, nhân sự và sản xuất. Họ sẽ điều hành, chỉ đạo công việc để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Đồng thời, COO cũng có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin triển khai cho CEO.

>>> Bạn có thể xem thêm: COO là gì? Tất cả về nghề COO?

2.3- CFO (Giám đốc tài chính)

CFO là Giám đốc Tài chính. Đây là vị trí quản lý cấp dưới của CEO.

Trách nhiệm của Giám đốc tài chính là phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính, xây dựng ngân sách, giám sát chi tiêu và lập báo cáo cho CEO.

Ngoài ra, CFO cũng trình bày báo cáo tài chính cho HĐQT, Ban giám đốc và các đối tượng liên quan theo lịch trình.

2.4- CMO (Giám đốc marketing)

CMO là vị trí Giám đốc Marketing trong doanh nghiệp. Người giữ chức vụ này có quyền quyết định cao nhất trong bộ phận marketing và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tiếp thị của công ty.

CMO có nhiệm vụ chủ yếu là lập kế hoạch, chiến lược marketing, tìm giải pháp để tối ưu hóa chi phí tiếp thị và xây dựng thương hiệu,…

Định kỳ, CMO phải báo cáo kết quả hoạt động marketing cho CEO và đề xuất các cải tiến để nâng cao hiệu quả tiếp thị.

2.5- CIO (Giám đốc thông tin)

CIO là Giám đốc thông tin, chịu trách nhiệm thiết lập và quản lý hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

Trong BOM, CIO sử dụng phần mềm và công nghệ tiên tiến nhất để tối đa hóa năng suất làm việc.

2.6- CCO (Giám đốc thương mại)

CCO là vị trí Giám đốc thương mại của doanh nghiệp. Người giữ chức vụ này đảm nhận việc thiết kế, xây dựng và hoạch định chiến lược thương mại phù hợp cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng.

2.7- CLO (Giám đốc pháp lý)

CLO là Giám đốc pháp lý. Vị trí này quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến pháp lý và quy định pháp luật trong doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của CLO bao gồm tư vấn về quy định pháp luật trong kinh doanh, xử lý các rủi ro pháp lý,…

>>> Bạn có thể tham khảo: CIO là gì? Những điều cần biết về CIO

3- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BOM

3.1- Vai trò của Ủy ban điều hành

Ủy ban điều hành đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm thiết lập và chỉ đạo thực hiện các chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn để tăng giá trị cho cổ đông.

Vai trò của BOM cụ thể phụ thuộc vào quy mô và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò tổng thể của BOM bao gồm:

– Đại diện HĐQT quản lý và điều hành doanh nghiệp, đại diện cho cổ đông trước cơ quan nhà nước và công chúng.

– Đưa ra quyết định kinh doanh ngắn và dài hạn.

– Đề ra tầm nhìn và mục tiêu tổng thể cho doanh nghiệp và triển khai quá trình thực hiện.

– Đánh giá hiệu suất làm việc của các phòng ban.

– Xác định những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt để đưa ra các biện pháp hành động thích hợp.

– Đánh giá các nguy cơ rủi ro có thể phát sinh, giám sát rủi ro và triển khai biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu thiệt hại.

– Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các cam kết về trách nhiệm xã hội.

>>> Bạn có thể tham khảo: Chức danh CEO là gì? Công việc của CEO

3.2- Chức năng của Board of Management

Dựa trên nhiệm vụ và công việc của BOM, có thể tóm tắt các chức năng chính của phòng ban này như sau:

Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Ủy ban điều hành chịu trách nhiệm lập các chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng năm và đề xuất cho HĐQT phê duyệt.

Bên cạnh đó, BOM còn đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết cho hoạt động kinh doanh và đề xuất biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm mới

BOM quyết định về phát triển sản phẩm mới và tìm kiếm các phương án để đa dạng hóa sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu

BOM quyết định về chiến lược phát triển thương hiệu và thu hút, mở rộng hệ thống khách hàng.

Quản lý tài chính và đầu tư

Ban giám đốc quyết định về các vấn đề liên quan đến tài chính và đầu tư mà không cần phê duyệt từ HĐQT.

Ngoài ra, phòng ban này còn đánh giá và phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt chi phí và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính trước HĐQT.

Xây dựng chính sách và quy chế

Ủy ban điều hành lập các chính sách và quy chế về tín dụng, nhân sự, kinh doanh, phân phối và tiếp thị trong toàn bộ doanh nghiệp.

Xây dựng tổ chức

BOM đề xuất số lượng và cấp bậc của các vị trí quản lý để HĐQT phê duyệt. Họ cũng lắng nghe ý kiến của HĐQT để quyết định số lượng nhân viên và các chế độ lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên.

Điều hành hoạt động trong doanh nghiệp

Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Xác định mục tiêu công việc cho từng phòng ban.

– Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban để điều chỉnh trong kế hoạch tổng thể.

– Thực hiện kế hoạch kinh doanh được HĐQT phê duyệt.

– Báo cáo kết quả hoạt động cho HĐQT.

– Thực hiện các công việc khác theo quyền hạn.

>>> Quan tâm thêm: Nhiệm vụ của Giám đốc thương mại (CCO) là gì?

3.3- Nhiệm vụ của Ủy ban điều hành

BOM đảm nhận những nhiệm vụ chính sau:

– Thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh đã được HĐQT thông qua và đảm bảo tất cả hoạt động diễn ra theo đúng mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

– Điều hành các hoạt động kinh doanh và thực hiện các công việc khác theo sự ủy quyền của HĐQT.

– Đề xuất ý kiến, ý tưởng cho HĐQT đối với các hoạt động nằm ngoài phạm vi quyền hành được ủy quyền.

– Lập báo cáo với đầy đủ thông tin về tình hình và kết quả hoạt động, cảnh báo về các nguy cơ có thể phát sinh.

– Phát hiện các vấn đề xảy ra trong quá trình điều hành doanh nghiệp và đưa ra biện pháp giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.

– Xây dựng quy trình, quy chuẩn phù hợp với giá trị văn hóa doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất làm việc và khả năng quản lý và xử lý rủi ro.

4- Tổng kết

Từ vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban điều hành, có thể nhìn thấy tầm quan trọng của phòng ban này đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Để đạt được mục tiêu tổng thể và quản lý hiệu quả của doanh nghiệp, BOM cần có sự giao tiếp và cộng tác hiệu quả với HĐQT của công ty.

Đây là toàn bộ thông tin mà Ms Uptalent muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ về Ủy ban điều hành và vai trò của phòng ban này đối với sự phát triển của một doanh nghiệp.

Theo nhận xét, nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong BOM vẫn rất lớn. Vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội việc làm hấp dẫn này bằng cách truy cập HRchannels.com. Chúc bạn tìm thấy vị trí công việc phù hợp và đạt thành công trong ứng tuyển!

HRchannels – Tìm kiếm nhân sự – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Exit mobile version