Site icon Blog Dương Trạng

Hướng dẫn cách chăm sóc baba con hiệu quả

Hướng dẫn cách chăm sóc baba con hiệu quả

Hướng dẫn cách chăm sóc baba con hiệu quả

Nuôi baba mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, tuy nhiên, việc chăm sóc baba khi còn nhỏ khá phức tạp, cần chú ý rất nhiều. Dưới đây là quy trình và các bệnh thường gặp khi chăm sóc baba con mà chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp, mời bà con tham khảo:

I. Quy trình nuôi baba con

1. Xây dựng ao nuôi baba bố mẹ

– Có thể xây dựng ao nuôi cho baba bằng xi măng, nguồn nước cho ao nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm, có thể cấp và thoát chủ động. Nước cấp vào cho chảy ngầm, tránh xối mạnh ảnh hưởng xấu đến ba ba. – Ao nuôi có diện tích từ 100 – 200 m2, độ sâu: 1,2 – 1,5 m, đáy ao có một lớp cát mịn hoặc đất pha cát dày 15 – 20 cm. – Bờ ao phải nhẵn, đủ rộng và có độ dốc để ba ba dễ dàng bò lên phơi nắng cũng như tìm chổ đẻ. Trên bờ có rào lưới chắn xung quanh để tránh ba ba bò ra ngoài và trồng cây che mát làm nơi cho ba ba nghĩ ngơi và đẻ trứng. – Bãi đẻ trứng: Làm giữa ao hay cạnh ao, ở nơi yên tĩnh, diện tích lớn hay nhỏ tùy thuộc vào lượng ba ba trong ao.

2. Phân biệt đực, cái

– Con đực: Cổ và đuôi dài hơn, mình mỏng, mai có hình ô van nhiều hơn. – Con cái: Cổ và đuôi ngắn và mập hơn, mình dày, mai có hình ô van ít hơn.

Phân biệt ba ba đực và ba ba cái

3. Chọn và nuôi ba ba bố mẹ

– Ba ba bố mẹ phải đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát hay dị tật. – Nên chọn ba ba có kích cỡ từ 1 – 4 kg (tùy theo loài). – Mật độ thả ba ba: 0,5 – 1 kg/m2. Ba ba đực và cái nên thả chung một ao, tỷ lệ đực:cái là 1:3 hoặc 1:4 (nếu thả nhiều ba ba đực thì chúng sẽ cắn nhau sinh bệnh hay quấy nhiễu làm ba ba cái sinh sản không bình thường và tốn kém thức ăn). – Giao phối: Hằng năm vào tháng 4 – 9 là mùa ba ba đẻ trứng, ba ba hay giao phối vào đêm sáng trời, con đực chủ động quay tròn quanh con cái, có con dùng đầu dúi và đầu con cái, có con dùng chân trước giữ con cái lại không cho bò đi,… Sau đó tiến hành giao phối.

4. Thức ăn và cách cho ăn

– Thức ăn và cách cho baba con ăn : Cá tạp, tép, ốc,… Xay nhuyễn hoặc thức ăn viên. Khẩu phần ăn 4 – 6% so với trọng lượng ba ba nuôi vỗ. Khi thời tiết quá nóng, hay nhiệt độ quá thấp ba ba sẽ giảm ăn hoặc không ăn do đó cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ba ba ăn 2 lần/ngày tại những vị trí cố định trong ao đồng thời thức ăn cần được rửa sạch trước khi cho ăn, làm vệ sinh thường xuyên khu vực cho ăn. Định kỳ 7 – 10 ngày thay nước 1 lần và thay nhẹ nhàng, không gây tiếng động tránh làm ba ba sợ hãi sẽ bỏ ăn.

5. Ba ba đẻ trứng

– Ba ba đẻ trứng vào ban đêm, chúng bò quanh ao tìm nơi đất ướt, mềm, kín đáo để làm tổ đẻ trứng. – Ba ba dùng 2 chân sau, có khi là dùng mõm để hất đất lên tạo thành hố sâu 10 – 15 cm làm ổ đẻ. – Ba ba dùng chân sau xếp trứng vào hố vừa mới đào và sau đó lắp đất, cát lại. – Trứng vừa đẻ vỏ mềm có tính đàn hồi, sau đó trứng cứng dần (mỗi trứng nặng từ 2 – 6g), thời gian đẻ trứng thứ nhất cách trứng thứ hai là 5 – 10 phút.

Trứng ba ba

Ba ba đẻ từ 5 – 30 trứng/lần (trung bình từ 10 – 15 trứng/lần). – Sau những cơn mưa lớn ba ba không đẻ tập trung vào bãi mà đẻ rãi rác xung quanh bờ ao, nơi có đất mềm. Vì vậy, vào những ngày này nên đi xung quanh bờ ao tìm tổ ba ba đẻ để thu trứng.

6. Thu trứng và ấp trứng ba ba

– Khi thu trứng: Lật nhẹ lớp đất, cát lên lấy trứng đem về ấp trong nhà. – Tận dụng thùng mốp chứa nước đá, trái cây,… Còn nguyên vẹn dùng làm thùng ấp trứng ba ba. Đáy thùng được đổ lên 1 lớp cát mịn, sạch, ẩm, dày 5 – 7 cm. Trứng ba ba được đặt đều lên bề mặt cát và phải đặt phần túi hơi của trứng lên phía trên. Sau đó trải đều lên trứng một lớp cát khoảng 3 cm và đậy nắp lại để giữ nhiệt cho thùng ấp trứng. Chú ý, sau mỗi mẽ ấp nên thay cát mới và sát trùng thùng trước khi ấp tiếp mẽ sau. – Trong thời gian ấp trứng tuyệt đối không đảo trứng và phải phun nước giữ ẩm cho cát (81 – 82%), không nên để cát quá khô hay quá ướt làm hư trứng. – Trứng sẽ nở sau 55 – 65 ngày (ở nhiệt độ 32 – 35oC). Tuy nhiên, trứng dễ bị “ung” khi nhiệt độ thấp dưới 20oC và trên 37oC. – Baba con vừa nở ra khoảng 15 phút phải cho nước vào. Nếu để khô baba con rất dể chết.

7. Ương ba ba giống

Baba con mới nở được cho vào thau, xô nhựa bên trong có đặt lục bình hoặc giá thể cho ba ba bám vào. Thức ăn cho ba ba: lòng đỏ trứng luộc chín, trùng chỉ,… Hằng ngày thay nước cho baba con, sau 1 tuần cho ba ba ra bể ương. – Bể ương ba ba được xây bằng xi măng hoặc lót bạt, đáy bể đổ một lớp cát khoảng 10 cm. Có bãi cát cho ba ba lên nghĩ ngơi và phơi nắng. – Vệ sinh bể bằng: Thuốc tím, Formol, Chlorine,… Sau đó bơm nước sạch vào bể, mực nước trong bể từ 20 – 30 cm thì tiến hành thả giống. – Trước khi thả phải tắm ba ba trong dung dịch nước muối 10%. – Mật độ thả 30 – 50 con/m2. – Cho ăn: Thức ăn cho baba con giai đoạn này là trùng chỉ, trùng quế, cá tạp, tép xay nhuyễn,… Ngày cho ăn 1 – 2 lần, thức ăn được đặt trên máng ăn. Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn để có điều chỉnh kịp thời tránh ô nhiễm nước nuôi. – Trộn thêm vitamin + males tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng và hổ trợ tiêu hóa cho ba ba. – Sau 2,5 – 3 tháng ương nuôi, ba ba đạt trọng lượng từ 15 – 20 g/con cần chuyển sang nuôi thành giống lớn hay xuất bán.

Ba ba giống

Để đảm bảo ương từ baba con mới nở thành ba ba giống có tỷ lệ sống cao, nên chia thành 3 giai đoạn ương. Dưới đây chủ yếu giới thiệu kỹ thuật ương baba trơn.

Giai đoạn 1: Ương từ lúc mới nở cỡ 4-6g thành cỡ 15-25g. Thời gian ương nhanh từ 25-30 ngày. Chăm sóc kém thời gian có thể kéo dài gấp đôi. Ba ba nở đầu vụ và giữa vụ, đúng mùa sinh trưởng ương lớn nhanh hơn ba ba nở cuối vụ. Baba con mới nở do quy cỡ còn nhỏ, sức yếu, cơ quan tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nên cần được chăm sóc tỉ mỉ trong các bể nhỏ có diện tích từ 1m2 đến 10m2. Mức nước trong bể ương từ 10-15cm mấy ngày đầu tăng dần đến 40cm vào cuối tháng. Không nên để nước quá sâu vì ba ba con luôn phải ngoi lên mặt nước thở, tốn năng lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Mặt bể có thể thả bèo tây non, sạch cho baba con nằm thở giáp mặt nước. Mật độ ương trung bình 50 con/m2, có thể ương dày 100-150 con/m2 nhưng sau 10-15 ngày phải san thưa, cho ăn đầy đủ và thay nước luôn. Cho ăn trùn chỉ (giun đỏ), giun đất, trùn quế, thả vào khay đưa xuống bể cho ba ba ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống đạt 90-100%.

Giai đoạn 2: Ương từ cỡ giống 15-25g thành cỡ giống 50-80g, thời gian ương nuôi cần 2-3 tháng với baba con nở đầu vụ. Giai đoạn này tốt nhất vẫn nên ương trong bể xây cỡ 20-30m2 hoặc trong ao nhỏ cỡ 50-100m2. Mật độ ương trung bình 25-30 con/m2. Cho ăn no đủ bằng giun đất, cá mè luộc chín, gỡ ra thả xuống bể cho ba ba vào sáng, chiều. Quản lý chăm sóc tốt có thể đạt tỷ lệ sống 90-100%. Ương nuôi kém, sau 3 tháng chưa đạt quy cỡ nêu trên.

Giai đoạn 3: Ương cỡ giống nhỏ 50-80g thành cỡ giống lớn 100-150g, con to trên 200g. Thời gian ương cần 2-3 tháng, nếu thả qua mùa đông thì mất 5-6 tháng. Giai đoạn này nuôi trong ao đất lớn nhanh hơn trong bể xây. Diện tích bể ương trên dưới 50m2, diện tích ao ương 100-150m2. Mật độ ương trung bình 7-10 con/m2, cao nhất 15 con /m2. Cho ăn no đủ bằng cá mè luộc, gỡ cho ăn, cũng có thể cá băm nhỏ cho ăn vào sáng, chiều. Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 90-100%.

Cần định kỳ 1 tháng kiểm tra 1 lần để phân cỡ, tách con to con nhỏ nuôi riêng ao. Quá trình nuôi cần đảm bảo ao bể ương có nhiệt độ thích hợp từ 25-33oC.

II, Các bệnh thường gặp ở baba con

Bệnh nấm thuỷ mi: lúc đầu trên da, cổ, chân của ba ba xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có các sợi nấm mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để dưới nước nhìn rõ hơn ở trên cạn. Khi baba con bị viêm loét, trên vết loét có thể do nấm kí sinh phát triển làm cho bệnh nặng thêm, dễ chết hơn. Khả năng lây lan của bệnh này rất nhanh.

Bệnh kí sinh đơn bào: do loại kí sinh trùng có dạng hình chuông hoặc hình phểu lật ngược kí sinh trên da, trên cổ và kẽ chân ba ba. Khi bệnh phát triển nhiều, mắt thường có thể nhìn thấy được như sợi bông, nhưng dễ nhầm với nấm thuỷ mi nếu không kiểm tra qua kính hiển vi. Ba ba con bị bệnh này nhiều hơn ba ba lớn.

Bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn:

Bệnh này có nơi còn gọi là bệnh nấm bã đậu. Ao nuôi bị bẩn thường sinh ra bệnh này. Nguyên nhân sâu xa là do ba ba cắn nhau hoặc bò leo, vận chuyển, đánh bắt bị xây sát da, sau đó vết thương bị cảm nhiễm bởi các vi khuẩn Aeromonas hyhyla và Pseudomonas sp. gây viêm loét. Vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở cổ đầu, lưng, bụng, chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết. Các vết loét sâu bị đóng kén bên trong, khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô.

Baba con bị bệnh này có màu da không bình thường, tựa khô da, mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân hay bị cụt, hay nổi lên mặt ao hoặc bò lên bờ, phản ứng chậm chạp yếu ớt. Sau khi bị bệnh 1-2 tuần có thể chết. Ao bị bệnh nhẹ thỉnh thoảng thấy có 1-2 con bị chết, ao bị bệnh nặng có thể chết tới 30-40% số ba ba trong ao.

Đây là kinh nghiệm nuôi ba ba con để giúp baba mau lớn và phát triển. Nếu nắm rõ quy trình này thì việc nuôi baba con sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguồn: nuoibaba.com

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

TRANG TRẠI BÌNH MINH

Điện thoại: 0974 012 899 (Chú Bào – chủ trang trại)

Địa chỉ: Xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Exit mobile version