Site icon Blog Dương Trạng

Phân của trẻ sơ sinh: Màu sắc, hình thái và điều cần lưu ý

Phân của trẻ sơ sinh: Màu sắc, hình thái và điều cần lưu ý

Phân của trẻ sơ sinh: Màu sắc, hình thái và điều cần lưu ý

Mẹ có biết phân trẻ sơ sinh có nhiều dạng và đặc điểm khác nhau. Qua hình dáng bên ngoài, có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của bé. Dưới đây, Fitobimbi sẽ tổng hợp để giúp mẹ có cái nhìn tổng quan về các dạng phân của trẻ sơ sinh.

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu phụ thuộc vào việc bú mẹ hay dùng sữa công thức. Cụ thể:

Số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh mỗi ngày

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Nếu mẹ đang thắc mắc về phân trẻ sơ sinh bình thường như thế nào, dưới đây là đáp án. Theo các chuyên gia, trong hai ngày đầu sau khi sinh, bé sẽ thải ra phân su. Đây là hỗn hợp của chất nhầy, dịch ối và những gì bé hấp thụ từ trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của phân su cho thấy ruột của bé hoạt động bình thường.

Sau khi hết phân su, bé sẽ thải ra loại phân bình thường. Hình thái phân sẽ phụ thuộc vào những gì bé hấp thụ. Theo loại sữa mà bé sử dụng, đặc điểm của phân sẽ có sự khác biệt.

Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ

Sữa non của mẹ có tác dụng như thuốc nhuận tràng, giúp làm cho phân su ra khỏi hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi bé được bú mẹ, phân trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi sau khoảng 3 ngày với những đặc điểm sau:

Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ đi tiêu trong hoặc sau khi được bú. Tần suất trung bình khoảng 4-6 lần/ngày. Con số này có thể giảm khi hệ tiêu hóa đã hoàn thiện.

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Phân của trẻ sơ sinh khi bú sữa công thức sẽ khác với phân của bé bú mẹ. Dưới đây là những đặc điểm mà mẹ có thể nhận ra:

Đây là đặc điểm bình thường ở trẻ bú sữa công thức. Vì vậy, nếu con có những dấu hiệu trên, mẹ có thể yên tâm rằng bé đang phát triển khỏe mạnh.

Xem chi tiết: Trẻ uống sữa công thức đi tiêu như thế nào?

Trẻ bú sữa công thức dễ bị táo bón

Khi bé ăn thức ăn đặc, phân sẽ thế nào?

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, phân sẽ có sự thay đổi về hình thái rõ rệt. Màu sắc và kết cấu của phân sẽ phụ thuộc vào những gì bé hấp thụ. Ví dụ, nếu mẹ cho bé ăn nhiều cà rốt, phân sẽ có màu cam sáng.

Thêm vào đó, những thực phẩm như nho khô, đậu nguyên hạt có thể đi qua ruột và xuất hiện trong phân. Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên chưa tiêu hóa hết các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Ngoài ra, nếu bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, phân cũng sẽ trở nên đậm màu và có mùi hơn.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh có ý nghĩa gì?

Dựa vào màu sắc của phân, có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của bé. Cụ thể:

Màu sắc của phân cho thấy tình trạng sức khỏe của bé

Phân của trẻ sơ sinh bất thường có những dấu hiệu gì?

Ngoài các dấu hiệu bình thường đã đề cập, trong một số trường hợp mẹ có thể thấy phân của bé có dấu hiệu đáng ngờ. Lúc này, mẹ cần cân nhắc đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời

Phân trẻ sơ sinh tiêu chảy

Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dựa vào những đặc điểm sau:

Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ, bé sẽ ít bị tiêu chảy hơn. Do sữa mẹ chứa kháng thể, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Trẻ bú sữa công thức thường dễ bị nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hóa, do đó nguy cơ tiêu chảy cũng sẽ cao hơn. Trường hợp bé bị tiêu chảy có thể do các nguyên nhân sau:

Ngoài ra, ở trẻ lớn tuổi, tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện của bệnh táo bón nặng. Phân tươi rỉ qua lớp phân cứng bị tắc ở hậu môn. Tình trạng này thường tự giảm trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, bé đi tiêu lỏng nhiều hơn 6 lần/ngày, cần đưa bé đi khám. Điều này để tránh mất nước, đe dọa tính mạng.

10 cách bù nước khi bị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả nhất

Phân trẻ sơ sinh táo bón

Khi bị táo bón, trẻ sẽ đỏ mặt, căng thẳng và khó đi tiêu. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhận biết dựa trên các dấu hiệu như:

Bé bú sữa mẹ thường ít bị táo bón hơn bé dùng sữa công thức. Bởi sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp làm mềm phân để bé dễ đi tiêu.

Ngoài ra, trẻ bị táo bón cũng có thể do các nguyên nhân sau:

Thậm chí, trong một số trường hợp, bé bị táo bón cũng do nhịn tiêu. Để giảm tình trạng táo bón, mẹ nên cho bé dùng nước điện giải, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hoặc massage bụng cho bé. Trường hợp táo bón kéo dài, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh táo bón sẽ gặp khó khăn khi đi tiêu

Phân sống ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đi tiêu phân sống là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn bị trộn vào phân và thải ra. Tuy phân sống ở trẻ sơ sinh không phổ biến do nguồn dinh dưỡng của bé chủ yếu là sữa. Tuy nhiên, đối với trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, tình trạng này thường xảy ra thường xuyên.

Việc trẻ sơ sinh đi tiêu phân sống có thể làm cho các bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tin vui là điều này không đáng lo ngại. Vì trong giai đoạn tập ăn, trẻ có thể đi tiêu nhiều lần trong khi thức ăn trong ruột vẫn chưa tiêu hóa dẫn đến sự kết hợp giữa phân và thức ăn. Sau một thời gian, khi bé biết ngồi đi tiêu và ít đi tiêu hơn, ruột và men tiêu hóa sẽ có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn, giúp bé cải thiện tình trạng.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp, tình trạng đi tiêu phân sống có thể là dấu hiệu xấu, cảnh báo cho mẹ biết rằng hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Một trong số đó là hội chứng ruột kích thích, không thể hấp thụ thức ăn, dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc bị bệnh viêm đường ruột.

Những căn bệnh này làm cho hệ tiêu hóa của bé yếu ớt, không thể tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh đi tiêu phân sống kèm theo dấu hiệu lờ đờ, đau bụng và chậm phát triển, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Mẹ nên làm gì để bé đi tiêu tốt?

Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng và sinh lý của bé, mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để việc đi tiêu của bé diễn ra thuận lợi

Phân của trẻ sơ sinh có thể cho mẹ biết tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời, mẹ nên quan sát kỹ về yếu tố này. Nếu thấy dấu hiệu bất thường về hình dạng và màu sắc của phân, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Exit mobile version