Site icon Blog Dương Trạng

Công Thức Tính Modun Bánh Răng Chuẩn Xác Nhất

Công Thức Tính Modun Bánh Răng Chuẩn Xác Nhất

Công Thức Tính Modun Bánh Răng Chuẩn Xác Nhất

Công thức tính đường kính răng của bánh răng giúp tính toán chính xác và nhanh chóng các thông số kỹ thuật và hình học của bánh răng. Việc hiểu rõ các thông số này là rất cần thiết để hiểu nguyên lý làm việc của bánh răng và để có thiết kế và gia công bánh răng hợp lí.

Xem thêm: Sửa Chữa Máy Thổi Khí Uy Tín Số 1 Trên Toàn Quốc

Xem thêm: Gia Công Bánh Răng Chính Xác Theo Yêu Cầu Số 1 Việt Nam

Xem thêm: Gia công bánh răng vi sai uy tín, chất lượng cao số 1 hiện nay

Công thức tính đường kính răng của bánh răng

1. Đường kính đỉnh:

Đường kính đỉnh là đường tròn đi qua đỉnh của răng.

Công thức tính: d_đ=m*(z+2)

2. Đường kính đáy:

Đường kính đáy là đường tròn đi qua đáy của răng.

Công thức tính: d_đ=m*(z-2.5)

3. Đường kính chia:

Đường kính chia là đường tròn tiếp xúc với đường tròn tương ứng của bánh răng khác khi hai bánh răng ăn khớp với nhau.

Công thức tính: d=m*z

4. Số răng:

z là số răng của bánh răng.

Công thức tính: z=d/m

Ngoài ra, số răng nhỏ nhất: z_min=17

5. Bước răng:

Bước răng là độ dài cung giữa hai răng kề nhau đo trên đường kính chia.

Công thức tính: P=mπ

6. Đơn vị đo modun:

Modun là thông số quan trọng nhất của bánh răng, tất cả các thông số của bánh răng có thể tính toán thông qua modun.

Công thức tính: m=P/π, giá trị của modun thường từ 0.05 đến 100 mm

Lưu ý: Modun là thông số quan trọng nhất và hai bánh răng muốn ăn khớp với nhau thì cần có cùng modun.

7. Chiều cao răng:

Chiều cao răng là khoảng cách hướng tâm giữa đường kính đỉnh và đường kính đáy.

Chiều cao đầu răng ha là khoảng cách hướng tâm giữa đường kính đỉnh và đường kính chia.

Công thức tính: h_a=m

Chiều cao chân răng hf là khoảng cách hướng tâm giữa đường kính chia và đường kính đáy.

Công thức tính: h_f=1.25m

Chiều cao răng: h=h_a+h_f=2.25m

8. Chiều dày răng:

Chiều dày răng là độ dài cung tròn giữa hai profin của một răng đo trên đường kính chia.

Công thức tính: S_t=P/2=m/2

9. Chiều rộng rãnh răng:

Chiều rộng rãnh răng là độ dài cung tròn đo trên đường kính chia của một rãnh răng.

Công thức tính: U_t=P/2=m/2

Xem thêm:

Module bánh răng là gì?

Bảng tra modun bánh răng

Các thông số kỹ thuật và công thức tính đường kính răng của bánh răng

Chiều cao đỉnh răng: Khoảng cách hướng tâm giữa đường kính chia và đường kính đỉnh của bánh răng. Nói cách khác, đó là phần chiều cao răng bên ngoài đường kính chia.

Khoảng cách tâm: Là khoảng cách giữa hai bánh răng hoặc khoảng cách tính bằng phân nửa tổng của hai đường kính vòng chia.

Chiều dày răng: Là chiều dài dây trương cung chắn răng trên đường kính chia.

Bước vòng: Là khoảng cách từ một điểm trên răng đến điểm tương ứng trên răng tiếp theo đo trên đường kính chia.

Chiều dày răng đo theo cung: Là chiều dài cung chắn răng đo trên đường kính chia.

Khe hở hướng tâm: Là khoảng cách hướng tâm giữa đỉnh của một răng và đáy của rãnh răng đối diện.

Chiều cao chân răng: Là khoảng cách hướng tâm giữa đường kính chia và đường kính chân răng.

Bước (ở bánh răng hệ inch): là tỉ số giữa số răng của bánh răng và đường kính vòng chia. Ví dụ, một bánh răng có bước 10 và đường kính vòng chia là 3 inch sẽ có số răng là 3 X 10 hay 30 răng.

Đường thân khai: là đường cong tạo bởi tập hợp các vết của một điểm trên đường thẳng khi cho đường thẳng đó lăn trượt trên một đường tròn.

Bước răng tuyến tính: là khoảng cách từ một điểm trên một răng của thanh răng đến điểm tương ứng trên răng kế tiếp.

Modun (bánh răng hệ mét): là đại lượng tính bằng tỉ số giữa đường kính vòng chia và số răng của bánh răng. Công thức tính đường kính răng chính xác và modun là một đại lượng độ dài đo bằng mm, trong khi bước (pitch) chỉ là một tỉ số.

Đường kính ngoài: là đường kính lớn nhất của bánh răng, tính bằng đường kính vòng chia cộng với hai lần chiều cao đỉnh răng.

Đường kính vòng chia (inch): Đường tròn có bán kính bằng một nửa đường kính vòng chia với tâm ở trục bánh răng.

Chu vi bước: Chu vi đường tròn có đường kính bằng vòng chia.

Đường kính trong: là đường kính lớn nhất của lỗ của bánh răng, tính bằng đường kính vòng chia trừ đi hai lần chiều cao đỉnh răng.

Góc áp lực: là góc tạo bởi đường thẳng đi qua điểm tiếp xúc của hai răng đối diện và tiếp tuyến với cả hai đường tròn cơ sở và đường thẳng vuông góc với đường nối tâm của hai bánh răng.

Vòng chân răng: là vòng tròn đi qua các chân răng.

Chiều cao răng: tổng chiều cao răng bằng chiều cao đầu răng cộng với chiều cao chân răng.

Chiều cao làm việc của răng: là khoảng cách từ đỉnh răng trên bánh răng thứ nhất tới đỉnh răng đối diện trên bánh răng thứ hai, có độ lớn bằng hai lần chiều cao đỉnh răng.

Trên đây là những thông số kỹ thuật và công thức tính đường kính răng của bánh răng, chúng tôi chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với công việc thực tế của bạn! Nếu bạn đang băn khoăn về các sản phẩm bánh răng và cách thiết kế tối ưu nhất, hãy liên hệ với công ty Cơ Khí Tùng Yên. Chúng tôi cam đoan sản phẩm được chế tạo và sản xuất theo dây chuyền nghiêm ngặt từ mặt kỹ thuật đến đội ngũ nhân viên công ty giàu kinh nghiệm.

Chúng tôi tin rằng bạn sẽ không hối tiếc về chất lượng cũng như giá cả hợp lí của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Cơ Khí Tùng Yên – Thương hiệu số 1 về chất lượng gia công bánh răng tại Việt Nam

Địa chỉ: Lô 8 – Cụm Công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: Mr Bách: 0986.360.621 hoặc Mr Tùng: 0913.546.880

Email: cttungyen@gmail.com

Website: cokhitungyen.com.vn

[:]

Exit mobile version