Site icon Blog Dương Trạng

Nghề y tá là gì? Mức lương và trường đào tạo y tá tại Việt Nam

Hình ảnh các y tá trong trang phục blouse trắng không chỉ để lại ấn tượng cho những bệnh nhân, mà còn để lại một ý nghĩa sâu sắc cho người dân cộng đồng, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 như hiện nay. Thông qua bài viết này cho bạn đọc nhìn rõ hơn về nghề y tá từ nhiệm vụ, cơ hội việc làm, mức thu nhập cũng như những thuận lợi và khó khăn khi trở thành y tá. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. Nghề y tá là gì?

Y tá là những người hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh nhân, chăm sóc, tư vấn và đảm bảo quá trình điều trị cho họ. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong ngành y tế. Họ thường gắn bó với bệnh nhân nhiều hơn bác sĩ, là người nhắc nhở, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân để có thể nhanh chóng phục hồi.

Có thể nói nghề y tá góp phần đem đến những “phép màu” cho cuộc sống của nhiều người. Y tá như một bác sĩ, họ làm những công việc của bác sĩ và thậm chí còn giữ nhiều vai trò khác. Sự hiện diện của y tá giúp bệnh nhân nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu hơn về tình hình bệnh cũng như dễ dàng trong việc thực hiện hồ sơ bệnh án.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm ngành dược:

– Dược sĩ bán thuốc An Khang

– Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang (có CCHN)

– Trưởng Ca Nhà Thuốc An Khang

II. Công việc của người y tá

Với mỗi bệnh nhân, y tá sẽ có trách nhiệm lưu lại hồ sơ bệnh án để hiểu rõ những triệu chứng và hướng điều trị cho mỗi bệnh nhân. Dựa vào những xét nghiệm của máy móc, y tá sẽ hỗ trợ chẩn đoán và phân tích kết quả qua từng đợt. Mỗi ngày, y tá sẽ là người chăm sóc bệnh nhân, tư vấn cho họ những kiến thức về y khoa và bệnh lý đồng thời tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho gia đình bệnh nhân. Với những bệnh nhân có vết thương hở hoặc phải chăm sóc từ ngoài da, y tá là người trực tiếp hướng dẫn cách chăm sóc cho vết thương, hướng dẫn luyện tập, vật lý trị liệu.

III. Thách thức khi trở thành người y tá

1. Thuận lợi và khó khăn:

– Thuận lợi: Nhu cầu cần y tá hiện nay của ngành y tế đang tăng mạnh, do đó cơ hội việc làm của ngành rất cao với mức lương ra trường cho sinh viên thuộc top 5. Sau khi tốt nghiệp, môi trường làm việc của sinh viên không chỉ gói gọn tại các bệnh viện mà còn có thể làm việc tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn có điều kiện học lên cao và cơ hội làm việc tại môi trường quốc tế do sự thu hút ngành y tá tại nước ngoài khá mạnh mẽ.

– Khó khăn: Theo dõi, hỗ trợ, lưu giữ hồ sơ của mỗi bệnh nhân,… y tá có rất nhiều công việc mang tính nghiệp vụ trong một ngày, do đó mà y tá rất bận rộn. Áp lực công việc là điều không tránh khỏi do tính chất công việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Bên cạnh đó là những bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm, y tá sẽ là người kề cạnh để chăm sóc và tiếp xúc.

2. Lợi ích của nghề y tá

Những người làm việc ngành y nói chung và y tá nói riêng, họ sẽ cảm thấy rất tự hào về bản thân mình. Y tá luôn kề cận với bệnh nhân và là người cùng chia sẻ với người nhà bệnh nhân nhằm động viên tinh thần của họ. Nhờ sự tận tụy mà y tá có rất nhiều mối quan hệ với nhiều lĩnh vực khác nhau, với bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân. Họ luôn được xã hội kính trọng cái nghề và cái đức của người y tá vì họ đã cống hiến cho sức khỏe cộng đồng. Với những kỹ năng trong nghề, y tá góp phần mang đến những điều kỳ diệu cho sự sống của bệnh nhân. Họ giúp trấn an tinh thần và giúp người nhà hiểu rõ hơn về tình hình của bệnh nhân.

IV. Phẩm chất cần có của người y tá

1. Tình yêu nghề và đạo đức thầy thuốc

Tính chất công việc liên quan đến tính mạng và sức khỏe người dân, do đó bất kỳ một sai sót nào cũng sẽ để lại hậu quả khó lường. Họ phải đặt cái tâm nghề thầy thuốc và chữa bằng chính cái tâm người bác sĩ thì mới có thể đạt được kết quả tốt nhất. Không những thế, còn để lại những ấn tượng tốt với bệnh nhân.

2. Kiến thức chuyên môn vững vàng

Những kiến thức được học trên giảng đường có thể sẽ được áp dụng hoàn toàn vào công việc mỗi ngày. Do đó, y tá cần phải nắm chắc những kiến thức đó. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn giúp tăng khả năng đánh giá và nhận định tình trạng bệnh nhân, thành thạo trong công tác điều trị cho bệnh nhân.

3. Kỹ năng/ tay nghề tốt

Y tá là người thực hiện mọi thao tác nghiệp vụ trực tiếp với bệnh nhân, do đó đòi hỏi mọi thao tác phải thật chính xác nếu không muốn gặp phải những sai lầm. Kỹ năng và tay nghề có thể được rèn luyện qua thời gian và những lần học hỏi, nên bạn có thể yên tâm về khả năng thuần thục, chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi.

4. Kỹ năng xử lý tình huống nhanh, khéo léo

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong ngành y tế ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bệnh nhân. Trong trường hợp cần phải phẫu thuật hoặc chuyển tuyến,… y tá phải thông báo khéo léo tránh để tinh thần của bệnh nhân xấu đi, ảnh hưởng đến những quá trình về sau.

5. Làm việc có trách nhiệm, nguyên tắc

Công việc của y tá sẽ được phân công và dặn dò bởi bác sĩ đối với mỗi bệnh nhân để cải thiện được sức khỏe và tình hình bệnh lý của họ. Bác sĩ dặn dò thời gian phát thuốc, tái khám, chế độ ăn uống,… y tá phải thực hiện theo đúng giờ và đúng như những gì bác sĩ yêu cầu, đó là nguyên tắc. Nếu không họ sẽ chịu trách nhiệm với bệnh nhân đó.

6. Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và trung thực

Ngành y là một trong những ngành có điều kiện khắt khe tại các trường đại học và các cơ sở khám bệnh. Với tính chất của công việc, y tá phải cẩn thận trong quá trình phân phân phát toa thuốc, thăm khám vì có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.

7. Biết cảm thông, chia sẻ và tạo niềm tin

Những bệnh nhân đang gặp khó khăn trong quá trình bệnh, bác sĩ, y tá là những tia hi vọng lớn nhất đối với họ. Do đó, họ sẽ không tránh được những thái độ xúc động hoặc gấp rút về kết quả hay những bài thuốc trị liệu. Là một bác sĩ, y tá cần phải hiểu và thông cảm cho họ những vấn đề đó, tìm cách chia sẻ và khéo léo trong việc thông báo.

V. Mức thu nhập của nghề y tá

Là người có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe, chăm lo, hỗ trợ về tinh thần và tư vấn cách chữa trị, y tá nhận được mức lương không kém phần hấp dẫn. Mức lương của những y tá mới ra trường khá cao trong tất cả các ngành ở Việt Nam, rơi vào khoảng 6 – 7 triệu. Những y tá có nhiều kinh nghiệm làm việc và lâu năm trong nghề sẽ đạt được mức lương cao hơn tùy vào năng lực của họ và cơ sở làm việc.

VI. Cơ hội nghề nghiệp ngành y tá

Theo BLS (Cục Thống kê Lao động), cơ hội việc làm cho y tá đang tăng với tốc độ cao. Ngành y tế luôn là một trong những ngành được ưu tiên và đòi hỏi nguồn nhân lực rất nhiều do họ là những người chăm sóc trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng. Không những tại Việt Nam, đối với các nước trên thế giới cũng mở rộng cơ hội chào đón những du học sinh ngành y. Ngày nay, nhu cầu khám dịch vụ ngoài giờ của người dân ngày càng nhiều, và điều đó dẫn đến nhiều phòng khám của bác sĩ được mở ra. Y tá không những có cơ hội làm việc tại các bệnh viện mà còn có thể làm việc tại các phòng khám.

VII. Trường học đào tạo chuyên ngành y tá

1. Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902 với tên trường Đại học Y khoa Đông Dương. Trường luôn phấn đấu để trở thành trường Đại học sức khỏe đa ngành có thể đáp ứng được nhu cầu về sức khỏe khắp mọi nơi.

2. Học viện Quân Y

Học viện Quân Y được thành lập ngày 10/3/1949 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là trường đại học đào tạo ngành y dược duy nhất trực thuộc Bộ Quốc phòng với 3 nhiệm vụ chính trị là đào tạo cán bộ quân y các cấp, điều trị và nghiên cứu khoa học, trở thành trung tâm đào tạo nhân lực.

3. Trường Đại học Y Thái Nguyên

Trường Đại học Y Thái Nguyên được thành lập vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Trường hiện đào tạo hệ chính quy và liên thông cho 6 ngành bậc đại học liên quan đến y tế.

4. Trường Đại học Y dược TP.HCM

Trường Đại học Y Dược TP.HCM thành lập vào năm 1947 và đến năm 2003 mang tên Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học của trường đã ổn định và phát triển để đáp ứng sứ mệnh đào tạo kỹ thuật viên và cử nhân trong lĩnh vực y dược.

5. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập năm 2008 và là trường đại học đào tạo Y Dược lớn thứ hai tại TPHCM. Trường đào tạo sinh viên với tiêu chí có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức nghề nghiệp và khả năng thực hành nghề.

6. Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Trường Đại học Y dược Cần Thơ được thành lập năm 1979 và đang phát triển để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Mục tiêu của nhà trường là đạt top 5 trường Đại học khoa học sức khỏe hàng đầu Việt Nam và thuộc top 500 trường hàng đầu Đông Nam Á.

Xem thêm:

>> Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh

>> Ngành dược sĩ là gì? Công việc và cơ hội nghề nghiệp dược sĩ

>> Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm

Hy vọng bài viết mang lại đầy đủ kiến thức về nghề y tá hiện nay. Rất mong bạn để lại một bình luận ý kiến và cùng chia sẻ bài viết.

Exit mobile version